Phối chế mực in lụa để in trên giấy
Mực in lụa trên giấy có đủ loại màu sắc và đặc tính như:
Mực trong
Mực đục
Mực bóng
Mực mờ
Mực dạ quang
Mực kim tuyến, in nổi, mau khô, chậm khô, cứng, dẻo...
Để phối chế mực, ta cần chuẩn bị:
Mực in lụa trên giấy TOBO 100%
Chướng dầu ( kem in giấy ) 60%
Sicatif chất mau khô 1%
Dầu hội 10%
Xăng A83 pha loãng vừa in.
Cách thực hiện:
Cho 60% chướng dầu vào mực gốc quậy hòa tan.
Cho 10% dầu hôi vào quấy tiếp cho loãng ra.
Cho 1% sicatif (ngoại) vào quấy - Thấy còn đặc quá thì cho xăng A83 cho loãng và cả 5 thứ quấy mạng vào hòa tan thành khối đồng nhất.
Bắt đầu in.
Lưu ý:
Nếu thấy bị bít khung, khó in thì cho thêm dầu thông vào từ 5 đến 10%.
Nếu mực quá đặc thì thêm chướng và Xăng cho loãng ra.
Nếu thấy mực quá lỏng, nét dễ bị lem thì cho thêm mực gốc vào cho sệt lại.
Mỗi lần thêm chất phụ gia gì vào là mỗi lần phải quậy mực lại cho hòa tan thành khối đồng nhất rồi mới in.
Xăng A83, chướng dầu và chất mau khô là chất kích thích tương tác làm cho mực mau khô tăng năng suất.
Phương pháp pha màu
Như đã biết, theo lý thuyết, khi pha hai màu bù với nhau sẽ cho màu đen theo tổng hợp trừ. Còn trên thực tế lại cho màu xám, cụ thể cách pha như sau:
Hai màu bù sẽ nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu
Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu được pha bằng hai màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi hai màu này càng cách xa nhau (trên vòng màu).
Ngược lại, màu pha sẽ càng trong sáng nếu hai màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn. Như vậy, mực đen được dùng vào các màu khác để tăng độ đậm. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.
Pha hai màu có liều lượng bằng nhau
Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau không hẳn ta sẽ được một màu nằm “ở giữa” hai màu nọ. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn.
Chỉ cần một ít lam cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu lục. Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam. ít lam cho đỏ cũng đủ ra tím. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt, chứ không được làm ngược lại.
Pha các màu đậm, nhạt với nhau
Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu lạt với nhau ra được màu trong và sáng.
Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu. Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha mực đậm.

Địa chỉ: 63/15 Đ.Trục, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
Tel: 0901.311.820
Email: inkythuatsogiaresaigon@gmail.com
Website: http://inkythuatsogiare.com
#InKyThuatSoGiaRe #InAnGiaRe #InKyThuatSo
https://www.heytv.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét